Hướng dẫn sửa chữa

Làm thế nào để kết nối và căn chỉnh loa Sub điện ?

Làm thế nào để kết nối và căn chỉnh loa Sub điện ?

- Loa sub hay còn gọi là loa siêu chầm, loa Subwoofer. Loa sub thường được dùng để thể hiện các âm thanh trầm, có tần số khoảng từ 20Hz tới 200Hz, giúp chất lượng âm thanh sống động, mạnh mẽ, căng và dày.

- Nhưng không phải ai cũng biết sử dụng cũng như cắn chỉnh sao cho âm thanh chuẩn nhất, vậy nên sualoahanoi.com sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng cũng như chỉnh âm đúng nhất thông qua bài viết dưới đây: " hướng dẫn kết nối và căn chỉnh loa sub"

Hướng dẫn kết nối và căn chỉnh loa sub - Loa trầm

1. Cách kết nối loa Sub:

- Thường loa sub sẽ nhận tín hiệu từ amply hoặc vang số (mixer). Trên các amply karaoke và hệ thống xử lý nhạc hiện nay đều được thiết kế các cổng lấy tín hiệu là SUB OUT hoặc LINE OUT. Bạn cần có dây tín hiệu đấu nối một đầu với cổng nhận tín hiệu Sub trên amply (receiver), đầu còn lại là cổng SUB IN trên loa sub.

Đây là đầu kết nối trên loa Sub điện

Đây là đầu kết nối với loa sub trên amply.

- Các bạn tốt nhất là dùng dây tín hiệu âm thanh chất lượng tốt vì khi trong lúc truyền tải tín hiệu giữa amply và loa sub sẽ bị suy hao. Vậy nên phải sử dụng dây tín hiệu âm thanh tốt thì chất lượng đường truyền mới được đảm bảo ổn định.

2. Cách căn chỉnh âm thanh loa sub như sau:

- Hiện nay các dòng loa sub điện sẽ tích hơp các nút chỉnh ngay trên bảng điều khiển của loa, do đó chúng ta có thẻ căn chỉnh rất dễ dàng trực tiếp trên loa. Hãy cùng tìm hiểu về các nút căn chỉnh của loa sub dưới đây nhé:

Cách căn chỉnh âm thanh trên lao sub

2.1. Đầu tiên là núm LPF ( được sử dụng để cắt tần số)

- Thông thường âm thanh mà bạn nghe được là tập hợp của một dải âm thanh có tần số từ 20Hz đến 20kHz. Phần âm trầm của loa sub là dải âm thấp. Nút LPF có chức năng cho phép cắt tần số từ khoảng 30Hz - 150Hz. Phần dải trầm này sẽ bù đắp vào đoạn âm còn thiếu mà những cặp loa không thể hiện tốt, giúp bạn có những trải nghiệm dải âm chất lượng. Khi điều chỉnh nút LPF, đầu tiên bạn phải xem qua thông số của cặp loa chính trong dàn.

Ví dụ: Cặp loa của bạn có thông số âm trầm xuống đến 80Hz thì bạn nên điều chỉnh nút theo chiều kim đồng hồ dừng ở khoảng 80Hz.

2.2. Tiếp đến là Nút Phase ( dùng để điều chỉnh Pha)

- Khi căn chỉnh nút Phase, bạn sẽ không còn phải lo lắng đến chuyện “lệch pha” – khái niệm tệ hại khi trải nghiệm âm thanh của loa chính và loa sub không cùng một nhịp. Hãy điều chỉnh pha từ 0-180 độ và nghe thử một bản nhạc có nhiều âm trầm cho đến điểm mà bạn nghe được nhiều tiếng bass nhất là được. Việc điều chỉnh này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra cần chút kiên nhẫn và phải từ từ để tìm đúng pha phù hợp với bạn.

2.3. Cuối cùng là Nút Volume ( dùng để căn chỉnh âm lượng)

- Dây có lẽ là nút quá quen thuộc với các bạn hay sử dụng loa rồi. Nút Volume được dùng để chỉnh âm lượng của loa sub, các bạn chỉnh sao cho âm trầm nhỏ hơn với tiếng nhạc vừa đủ nghe, và các bạn hạ từ từ sao cho bắt tai nhất nhé.

 

Chỉnh âm lượng bằng nút Nút Volume trên loa sub

Phung Gia Trung tâm sửa loa karaoke, loa sub chuyên nghiệp uy tín tại Hà Nội 

► Địa chỉ: Số 627 Nguyễn Trãi, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội 

► Điện thoại liên hệ: 094.951.3333 - 0942.173.333

► 58 Hào Nam là địa chỉ chuyên bảo bảo hành sửa chữa loa karaoke, loa sub các bệnh phổ biến như là: Loa Sub mất tín hiệu, Loa Sub quên không bật công tắc nguồn, loa rè, hỏng màng loa, không lên nguồn

>>> Xem thêm các dịch vụ sửa chữa loa Sub tạihttps://sualoahanoi.com/sua-chua-sub-karaoke.html

 

Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

OK Xem giỏ hàng